Cơ thể cần nhiều vitamin, khoáng chất và những chất khác để cơ thể hoạt động ổn định, sức khỏe tốt, trong đó có sắt. Vậy nếu cơ thể thiếu sắt có tác hại gì?
Sắt chính là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu, tham gia vào quá trình tạo máu. Khi cơ thể thiếu sắt không chỉ tạo thành tình trạng thiếu máu mà còn dẫn đến nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Sắt rất quan trọng, do đó bạn cần biết thiếu sắt có tác hại gì, nguyên nhân gây thiếu sắt và cách phòng tránh.
Tìm hiểu thiếu sắt có tác hại gì?
Xem nhanh
Nguyên nhân gây thiếu sắt
Muốn biết thiếu sắt có tác hại gì thì trước tiên bạn cần biết nguyên nhân gây nên. Theo các nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia, Việt Nam có khoảng 29% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, 29% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng, 58% trẻ em 13 – 24 tháng tuổi thiếu máu. Thiếu máu là giai đoạn cuối của quá trình thiếu sắt kéo dài. Trên thực tế, lượng số người thiếu sắt chưa bộc lộ thiếu máu cao hơn nhiều. Những nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm:
- Ăn uống thiếu chất: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu sắt. Theo các nhà khoa học chia sẻ, người béo phì cũng có nguy cơ bị thiếu sắt. Lý giải cho vấn đề này là vì bệnh nhân có chế độ ăn uống kiêng khem khi thực hiện giảm cân.
- Mất máu: Người bị mất máu cũng sẽ bị mất sắt. Bệnh thiếu máu vì thiếu sắt sẽ ngày càng nghiêm trọng khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể không đủ để bù đắp. Với phụ nữ khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mất máu nhiều hoặc mắc các bệnh như chảy máu tử cung, u xơ thì cũng sẽ làm mất một lượng sắt nhất định. Mất máu cũng có thể là do vết thương nặng hoặc phẫu thuật.
- Chảy máu trong: Chảy máu trong là dạng mất máu diễn biến từ từ và khó phát hiện. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như chảy máu do lở loét, ung thư ruột kết, thường xuyên dùng những loại thuốc giảm đau, aspirin, các loại thuốc kháng viêm, chảy máu đường tiết niệu.
- Khả năng hấp thụ sắt thấp: Một số người khó hấp thụ sắt mặc dù đã nạp đủ lượng sắt từ thực phẩm. Thông thường, đây là những người có bệnh liên quan đến đường ruột….
Nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt
Thiếu sắt có tác hại gì?
Mệt mỏi, căng thẳng vì tim đập nhanh
Dấu hiệu này là thường gặp nhất ở người bị thiếu máu do thiếu sắt. Hemoglobin là thành phần chứa nhiều sắt, đóng vai trò vận chuyển oxy đến các mô, do đó việc thiếu hụt hemoglobin đồng nghĩa với lượng sắt không hấp thụ đủ, việc vận chuyển oxy tới những mô bị sụt giảm gây nên tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt… và hệ quả của nó là khiến suy giảm chức năng của hệ tim mạch và hệ hô hấp.
Bong móng, rụng tóc
Nguyên nhân chính dẫn tới thiếu máu chính là thiếu sắt, dẫn đến da người bệnh nhăn nheo, tóc dễ bị rụng, móng tay mỏng đi. Theo giải thích từ các nhà khoa học, chất sắt chứa chất khoáng chiếm một lượng lớn trong máu. Đồng thời việc tạo nên myoglobin và hemoglobin là chức năng quan trọng nhất của sắt, nên nếu máu thiếu sắt thì phần chân tóc cũng sẽ chịu ảnh hưởng, dẫn đến yếu chân tóc và dễ dàng rụng tóc.
Giảm trí thông minh và trí nhớ
Con người khi thiếu sắt thời gian dài sẽ dẫn đến giảm khả năng tư duy, trí nhớ và trí thông minh. Trẻ em và phụ nữ là 2 đối tượng dễ bị tác động nhất khi không được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Mặt khác, hiện tượng thiếu sắt cũng thường xuất hiện ở phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
Suy giảm hệ miễn dịch và khả năng sinh sản
Tình trạng này xảy ra phổ biến tại những nước kém phát triển. Tại gia này, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng khá cao, đây là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Đồng thời, thiếu sắt làm cho cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch. Nguyên nhân là vì quá trình sản sinh ra những tế bào bạch cầu – tế bào T- Lymphocytes suy giảm do thiếu sắt. Tế bào T- Lymphocytes đảm nhiệm việc chống lại sự tấn công của vi khuẩn nên khi nó bị suy giảm thì hệ thống miễn dịch suy giảm theo.
Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ vô sinh ở người mắc chứng thiếu máu cao hơn bình thường. Đặc biệt, phụ nữ mang thai có tỷ lệ bị sảy thai rất cao khi bị thiếu máu.
Những biện pháp phòng chống tình trạng thiếu sắt
Đa dạng hóa bữa ăn để bổ sung sắt là cách bền vững và hữu hiệu nhất để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, bạn có thể dùng những loại viên sắt để bổ sung. Mặt khác, bạn cần vệ sinh môi trường, đề phòng những bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét.
Ăn nhiều thực phẩm có chất sắt để phòng bệnh
Với những thông tin trên về thiếu sắt có tác hại gì, hy vọng bạn sẽ bổ sung cho bản thân và gia đình mình đầy đủ chất sắt. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng, bạn đừng quên tập thể dục nhé! Thường xuyên vận động cơ thể bằng máy chạy bộ, xe đạp tập … sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tốt.