Trẻ bị rối loạn tiêu hóa rất khó phát hiện, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Bé bị rối loạn tiêu hóa thường quấy khóc vô cơ kèm theo triệu chứng tiêu chảy, nôn. Chúng ta nên làm gì để khắc phục tình trạng này ở trẻ nhỏ? Tìm hiểu cụ thể sau đây nhé!
Khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này làm cho trẻ sơ sinh và trẻ em rất dễ bị các vấn đề tiêu hóa khác nhau. Buồn nôn, tiêu chảy thường xảy ra là gì và trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?
Xem nhanh
Tiêu chảy

Tình trạng đường ruột của trẻ còn non yếu khiến thức ăn khi vào dạ dày không thể tiêu hóa hết được. Gây cản trở chức năng nhu động ruột và gây tiêu chảy. Ngoài việc rối loạn nhu động ruột, virus còn xâm nhập vào cơ thể bé cũng có thể gây tiêu chảy. Một số nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy là:
- Thiếu vệ sinh thân thể.
- Ngộ độc thực phẩm.
- Dị ứng thực phẩm.
- Dùng một số loại thuốc.
- Một số tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như celiac, Crohn, hội chứng ruột kích thích).
Các dấu hiệu và triệu chứng tiêu chảy của trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Trẻ kêu đau quặn thắt hoặc đau bụng.
- Bụng phình to.
- Trẻ kêu buồn nôn và muốn nôn.
- Trẻ thường xuyên muốn đi vệ sinh.
- Nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên (hay còn gọi là phát sốt).
- Khuôn mặt của đứa trẻ trông phờ phạc và mệt mỏi.
- Giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ em.
Tuy nhiên, các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh khác với trẻ từ năm tuổi trở lên. Dưới đây là những biểu hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà cha mẹ nên biết:
- Đi tiểu ít thường xuyên hơn, có thể nhận thấy điều này từ tã lót hiếm khi bị ướt.
- Trẻ hay quấy khóc nhưng không có nước mắt chảy ra khi bé khóc.
- Miệng trẻ bị khô.
- Bé tiếp tục buồn ngủ và lờ đờ.
- Da của em bé không được mềm mại và đàn hồi như bình thường.
Nôn do axit dạ dày hoặc các tình trạng khác
Nôn trớ hoặc khạc nhổ ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu bất thường. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản (GER). Đó là tình trạng các chất trong dạ dày quay trở lại thực quản và đi ra ngoài qua đường miệng. Cho đến khi trẻ được 1 tuổi, nôn trớ là hiện tượng bình thường! Miễn là trẻ không từ chối uống sữa và cân nặng của trẻ tiếp tục tăng theo tuổi. Nếu ngược lại, thì các mẹ cần đưa bé đi kiểm tra thêm.

Trong khi đó, nếu tình trạng nôn trớ kéo dài ở trẻ thường do trào ngược axit dạ dày. Thì còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ở trẻ em, các cơ ở cuối thực quản thường chưa đủ khỏe mạnh. Do đó, tình trạng trào ngược axit thường xảy ra ở trẻ em hơn so với người lớn. Không thể tránh khỏi các yếu tố gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ dạng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh, đó là:
- Em bé nằm lâu quá.
- Thức ăn gần như hoàn toàn ở dạng lỏng.
- Sinh non.
GERD là tình trạng trào ngược axit phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng cũng có các rối loạn khác như không dung nạp thức ăn, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan và hẹp môn vị. Ở trẻ lớn hơn, tình trạng này có thể do áp lực dưới thực quản hoặc do cơ thực quản bị suy yếu.
Các triệu chứng của GERD ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Các triệu chứng phổ biến nhất của GERD ở bé sơ sinh là:
- Không thèm thức ăn, cân nặng không tăng.
- Nôn mửa, khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược ra khỏi miệng.
- Chất dịch nôn ra có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, hoặc máu. Hoặc chất dịch trông giống như bã cà phê.
- Có máu trong phân của bé.
- Khó thở do thức ăn vướng lại thực quản.
- Bắt đầu nôn trớ khi em bé được 6 tháng tuổi trở lên.
Trong khi đó, các triệu chứng của GERD ở trẻ em và những trẻ đang độ tuổi thanh thiếu niên là:

- Đau hoặc nóng rát ở ngực trên (có thể có hiện tượng ợ chua).
- Đau hoặc khó chịu khi nuốt thức ăn vào bụng.
- Thường xuyên ho hoặc thở khò khè hoặc khàn giọng.
- Ợ hơi nhiều lần trong ngày.
- Buồn nôn.
- Cảm giác được vị của axit dạ dày trong cổ họng.
- Cảm thấy như thức ăn còn dư bị mắc kẹt trong cổ họng.
- Đau nặng hơn khi đang nằm.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? Đối với trẻ sơ sinh:
- Nâng cao đầu nôi hoặc cũi để tránh bé bị trào ngược.
- Giữ cơ thể trẻ ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút sau khi bú xong.
- Làm đặc sữa với ngũ cốc.
- Cho trẻ bú sữa mẹ với lượng ít hơn và bú nhiều lần trong một ngày hơn.
- Thử cho bé ăn thức ăn đặc (với sự chấp thuận của bác sĩ).
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Ba mẹ không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đi khám trực tiếp. Việc này giúp hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra cho sức khỏe của trẻ.