Máy chạy bộ TPHCM

Trang tin tức đánh giá sản phẩm máy chạy bộ tại TPHCM

Dinh dưỡng khỏe

Viêm gan di truyền có di truyền từ bố sang con được hay không?

Viêm gan B lây truyền qua 3 con đường chính là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Nhiều người vẫn thắc mắc viêm gan di truyền có lây từ bố sang con không. Hãy cùng theo dõi bài viết để được giải đáp thắc mắc này nhé.

Nhiều người vẫn thường nghe về viêm gan b có di truyền từ mẹ sang con, song ít người nghe đến trường hợp viêm gan b có di truyền từ bố sang con. Về cơ bản tình huống này xảy ra khá ít nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

1. Viêm gan di truyền là gì?

Viêm gan B là một bệnh gan nghiêm trọng do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B có thể lây lan và sau đó trở thành mãn tính, dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn như suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

Các cách lây nhiễm

  • Qua đường máu và các sản phẩm của máu nhiễm virus: người bị lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu có thể xảy ra trong các trường hợp như truyền máu, chế phẩm máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý,…
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể lây sang thai nhi. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm cho con là 10% và tỷ lệ lây truyền tăng. Lây nhiễm 60-70% cho con nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
  • Lây truyền qua đường tình dục: Virus viêm gan B có thể lây truyền qua các hoạt động đồng giới hoặc khác giới nếu không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Viêm gan di truyền là gì?

2. Trường hợp bố nhiễm viêm gan B lây cho con

  • Lây truyền gián tiếp qua quan hệ tình dục

Người chồng mắc bệnh viêm gan B nếu quan hệ tình dục với vợ mà vợ chưa tiêm phòng thì người vợ sẽ rất dễ mắc bệnh. Sau đó vi rút viêm gan B sẽ truyền sang con trong quá trình mang thai mà người mẹ không hề hay biết.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 1% nếu mẹ mắc bệnh ở lần thứ hai. 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và tỷ lệ lây truyền sang con sẽ tăng lên 60-70% nếu bà mẹ mắc bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ cho bé ngay sau khi chào đời.

  • Lây truyền trực tiếp qua đường máu:

Trẻ bị lây nhiễm viêm gan B qua đường máu từ bố có thể xảy ra trong trường hợp vết thương hở của bố và con tiếp xúc với nhau. Khi đó virus viêm gan B sẽ theo đường máu đi vào gan. Đôi khi trường hợp truyền máu hoặc các chế phẩm máu từ người bố mắc bệnh viêm gan B mà chưa được tầm soát thì khả năng lây nhiễm bệnh rất cao.

  • Qua sinh hoạt chung

Khi dùng chung một số đồ dùng, nếu không chú ý, trẻ cũng dễ bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ bố như: dao cạo râu, bàn chải… lây nhiễm qua các vết trầy, xước,…

Trường hợp bố nhiễm viêm gan B lây cho con

3. Viêm gan b di truyền có chữa được không?

  • Người vợ nên đi tiêm phòng trước khi quan hệ tình dục nếu biết chồng mắc bệnh viêm gan B.
  • Trường hợp vợ mang thai bị viêm gan B do chồng lây nhiễm thì trẻ sẽ được tiêm vắc xin đặc hiệu và huyết thanh kháng vi rút B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Trong thời kỳ mang thai nên khám sức khỏe định kỳ và theo dõi thai nghén, xét nghiệm chức năng gan để kiểm tra hoạt động của virus.

Mặc dù khả năng lây nhiễm viêm gan B từ cha sang con chỉ khoảng 3% nhưng nếu không có biện pháp phòng ngừa thì khả năng càng tăng cao. Vì vậy, nam giới mắc bệnh viêm gan B nên khuyến khích vợ đi tiêm phòng viêm gan B trước khi quan hệ tình dục để phòng tránh lây nhiễm bệnh. Nếu không có dự phòng, người vợ cần tiêm phòng cho con theo lịch tiêm phòng để thoát nạn

Viêm gan b di truyền có chữa được không?

Tóm lại bệnh di truyền viêm gan có thể xuất phát từ bố truyền cho con trong một số tình huống chẳng hạn như đường máu hay sinh hoạt chung. Ngoài ra người bố truyền virus gây viêm gan cho con một cách gián tiếp thông qua đường tình dục khi quan hệ với vợ. Để tránh trường hợp này xảy ra bạn nên thường xuyên thăm khám theo dõi sức khỏe cũng như thực hiện các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *